[In bài viết]   [Quay lại]
Thị trường Sơn nước Đà Nẵng : hàng Ngoại lấn hàng nội
Chủ nhật, 11/10/2015, 22:18 GMT+7 | Xem: 1,269

Thị trường Sơn nước Đà Nẵng : Ngoại lấn nội !

       Hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) bắt đầu sôi động trở lại do nhu cầu xây mới, hoàn thiện các công trình và sửa nhà của người dân Đà Nẵng đang tăng cao. Trong đó, mặt hàng sơn nước luôn có mức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, không nhiều DN VN chen chân được vào thị trường hấp dẫn này.

 

        Với khoảng 60 thương hiệu sơn nước đủ loại như: Donasa, Á Đông, Hải Phòng, Kova, và một số hợp tác với các hãng nổi tiếng trên thế giới như Nippon, ICI Dulux, Spec, 4 Oranges... Nhìn chung, các loại sơn (cả nội - ngoại nhập) đều có chung một công thức gồm các hợp chất: nước, bột màu, nhựa copolymer, chất phụ gia kết dính. Do đó, sơn tốt hay kém chất lượng là phụ thuộc vào tỷ lệ giữa các thành phần trên, đặc biệt là thành phần nhựa copolymer và chất phụ gia kết dính.

Tiềm năng lớn

        Theo một số chuyên gia nhận định, thị trường sơn là mảnh đất màu mỡ cho các DN ở lĩnh vực này, bởi nhu cầu thẩm mỹ và tính năng của sơn nước đang được người tiêu dùng lựa chọn. Thị trường sơn nước được phân định thành ba cấp: cao, trung và thấp. Số lượng các hãng sản xuất sơn nước ở cấp thấp chiếm đa số, khoảng 50 đơn vị. Thay vì cạnh tranh về chất lượng thì hầu hết chiến lược chủ yếu của các DN đều cạnh tranh bằng giá bán. Sản phẩm cao cấp có giá từ 56.000 - 68.000 đ/lít (tùy sơn trong nhà hay ngoài trời), sơn trung cấp khoảng 18.300 đ/lít, còn thấp cấp chỉ chừng 8.800 đ/lít. Anh Trần Thành Nam – nhân viên kinh doanh của sơn Levis nói: "hàng rẻ tiền chẳng qua thay thế cho quét vôi như cách nay chừng chục năm trước". Sản phẩm cao cấp sử dụng màu hữu cơ hoặc bột màu tổng hợp để tạo độ bền và sắc sáng; nhựa thì dùng nhựa acrylic... Sản phẩm cấp cao và thấp tùy thuộc vào nguyên liệu sử dụng trong sơn. Anh Nguyễn Ngọc Phương – Kiến trúc sư Cty TAT cho biết: "một số DN nhận định rằng, sơn tốt phải sử dụng nguyên liệu nhập ngoại, và sơn đã tăng giá 4 - 5% so với đầu năm vì nguyên liệu đầu vào tăng, và đó cũng là yếu tố "cạnh tranh"". Hầu hết các DN đều đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng, từ các cấp giá và hẳn nhiên chất lượng cũng khác nhau, Anh Phương cho biết thêm: Có nhiều chủng loại để đi vào các phân khúc thị trường. Hàng cấp thấp Cty sản xuất nhỏ, tổ hợp làm... "và họ giành giật thị trường này chủ yếu bằng giá thật thấp". Còn lại, mặt bằng giá cả của các hãng sản xuất sơn nước cao và trung cấp ngang nhau, không chênh nhiều. Thị phần sơn cao cấp chiếm 10%, trung cấp chiếm 40%, còn cấp thấp chiếm 50%.

son nuoc tai da nang

Hàng nội còn yếu

Dạo quanh các cửa hàng bán sơn nước ở TP HCM dễ nhận thấy một điều là sơn ngoại vẫn chiếm ưu thế. Các thương hiệu “ngoại” như Nippon, 4 Oranges, ICI, Jotun... chiếm đa số trên các kệ trưng bày. Và khi nói đến sơn nước, hầu như người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu “ngoại”... Vì sao? Trả lời câu hỏi này không quá khó. Nói đến sơn nước, dĩ nhiên, dù là sơn nội hay sơn ngoại cũng phải có hai tác dụng chủ yếu là bảo vệ bề mặt và làm đẹp công trình. Về tác dụng thứ nhất, so với sơn nội, sơn ngoại chuyên nghiệp hơn nhiều và đủ chủng loại. Chỉ cần đi dạo một vòng tìm hiểu thị trường sơn nước, có thể thấy mỗi loại sơn ngoại có tính năng riêng biệt như: chống gỉ sét, chống thấm, chống cháy, chống nóng, chịu va đập, cản nhiệt, chống rêu mốc, che lấp vết nứt nhỏ, dễ chùi rửa, chống bám bẩn, độ bóng cao... Nói chung, yếu tố bảo vệ bề mặt công trình được khai thác triệt để. Về tác dụng thứ hai, để làm đẹp công trình, trong bảng màu sơn trang trí của các thương hiệu “ngoại”, số lượng màu đã lên đến hàng ngàn, tha hồ cho khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, với kinh nghiệm lâu năm trên thương trường và năng lực tài chính dồi dào... đã giúp sơn ngoại có chỗ đứng vững chắc tại thị trường VN.

Nói như vậy không có nghĩa là các nhà sản xuất trong nước quay lưng với thị trường sơn nước. Trước đây, nói đến sơn nội người ta chỉ có thể kể đến vài ba thương hiệu như sơn Bạch Tuyết, sơn Đồng Nai... thì nay danh sách ấy đã dài hơn rất nhiều với những thương hiệu như: Sơn Hải Phòng Đồng Tâm, Hòa Bình... Sở dĩ, các DN trong nước cũng “vào cuộc” là vì thị trường BĐS đang ngày càng “nóng” với các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi. Các sản phẩm liên quan đến xây dựng cũng “sốt” không kém, và sơn là một trong số đó. Điều đó khẳng định rằng, thị trường sơn nước đang trở nên rất hấp dẫn.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại lý các hãng sơn nước, các DN sản xuất sơn trong nước mới chỉ khai thác ở mảng sơn trang trí nội-ngoại thất, chủng loại sơn chưa nhiều, chưa chuyên nghiệp và chưa chú trọng đến khâu quảng bá sản phẩm thương hiệu nên chưa thể “lấy lòng” người tiêu dùng. Và vì vậy, thị trường sơn trong nước vẫn tiếp tục là mảnh “đất” màu mỡ của sơn ngoại với những tên tuổi quốc tế đã được khẳng định như Nippon, 4 Oranges, ICI, Jotun...

[In bài viết]   [Quay lại]
© Copyright 2024 Vtt Solution | Powered by Vtt Solution